Phòng Khám Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Chức Năng Trường Giang

Điều trị xương khớp Trường Giang

Cơ xương khớp Trường Giang

Vật lý trị liệu Trường Giang

Phòng khám xương khớp Trường Giang
Vật lý trị liệu

Phương pháp trị liệu

Chi tiết bài viết
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh thoái hoá khớp là căn bệnh về xương khớp rất phổ biến với tần suất bệnh tăng theo đội tuổi. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn hết sức chủ quan coi thường bệnh. Vậy bệnh thoái hóa khớp có triệu chứng như nào? Phương pháp điều trị nào là hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 20% dân số bị mắc bệnh thoái hóa khớp. Đây là căn bệnh về xương khớp rất phổ biến với tần suất bệnh tăng theo độ tuổi. Riêng ở Việt Nam có khoảng 23,3% người trên 40 tuổi bị bệnh. Tuy nhiên rất nhiều người trong số đó vẫn hết sức chủ quan coi thường bệnh. Vậy bệnh thoái hóa khớp có triệu chứng như nào? Phương pháp điều trị nào là hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bài viết này gồm các phần:

  • Bệnh thoái hóa khớp là bệnh gì?
  • Triệu chứng thường gặp?
  • Nguyên nhân gây bệnh?
  • Điều trị thoái hóa khớp bằng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu ở bệnh viện Vinmec.

Bệnh thoái hóa khớp là bệnh gì?

Các chuyên gia Sức khỏe và đời sống của Bộ Y Tế cho biết, thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn, đệm giữa hai đầu xương có kèm theo phản ứng viêm và giảm sút lượng dịch nhày giúp bôi trơn, do đó gây đau và cứng khớp. Bệnh chủ yêu gặp ở người trên 40 tuổi đặc biệt là sau 60 tuổi.Có hai loại bệnh thoái hóa khớp điển hình sau:- Thoái hóa khớp tiên phát: ví dụ khớp háng, khớp đầu gối, khớp bàn ngón chân cái, khớp bàn ngón và khớp ngón gần của ngón tay cái, cột sống cổ, cột sống thắt lưng...- Thoái hóa thứ phát: là hậu quả của tổn thương khớp do những nguyên nhân tại khớp (như viêm khớp dạng thấp), hay ngoài khớp. Thoái hóa thứ phát có thể xuất hiện ở bất kỳ khớp nào.

Triệu chứng thường gặp

Dưới đây là những triệu chứng rõ nét của bệnh thoái hóa khớp.

Đau khớp

Đây chính là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất của bệnh thoái hóa khớp. Cơn đau thường âm ỉ và có thể thành cơn đau cấp khi người bệnh vận động ở tư thế bất lợi. Việc vận động nhiều cũng khiến người bệnh bị đau thêm. Mới đầu chỉ đau khi khớp hoạt động và sẽ hết đau sau khi nghỉ ngơi. Nhưng sau đó có thể đau liên tục và đau trội hẳn lên khi tiếp tục vận động.

Các cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết thay đổi, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh giá, độ ẩm cao và áp suất không khí giảm. Khi đó chỉ cần cử động nhỏ người bệnh cũng có thể bị đau nhức tại khớp suốt cả ngày thậm chí nhiều ngày.

Cứng khớp

Cứng khớp là triệu chứng đi kèm theo các cơn đau, nhất là vào buổi sáng. Sau khi ngủ dậy, người bệnh sẽ thấy không thể cử động được các khớp bị đau. Lúc đó, phải dừng vận động tầm 10-30 phút để tình trạng cứng khớp giảm dần. Thoái hóa khớp càng nặng thì cứng khớp càng dai dẳng hơn.

Tiếng kêu trong khớp khi cử động

Như đã nói ở phần trên, thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn, đệm giữa hai đầu xương có kèm theo phản ứng viêm và giảm sút lượng dịch nhầy giúp bôi trơn. Do đó khi di chuyển, đầu xương sẽ tiếp tục gần sát vào nhau, tiếp xúc với phần sụn bị bào mòn tạo ra tiếng kêu lạo xạo. Triệu chứng này dễ nhận biết nhất sau khi vận động mạnh. Lúc đó kèm theo tiếng kêu là cơn đau dữ dội.

Khó vận động các khớp

Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh có thể không làm được một số động tác như quay cổ hay không cúi được sát đất.

Khớp bị sưng tấy biến dạng

Các khớp bị đau có thể bị sưng tấy hoặc thậm chí biến dạng. Các cơ xung quanh trở nên mỏng hoặc yếu đi. Ví dụ dễ thấy nhất là đầu gối bị lệch khỏi trục, ngón chân cong vẹo, trong khi các ngón tay thì u cục gồ ghề, không đều nhau

Trên đây là những triệu chứng thường gặp ở bệnh thoái hóa khớp. Lưu ý các triệu chứng này thường rất đa dạng, diễn biến thất thường và không có nguyên nhân cụ thể.

Thoái hóa khớp

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thoái hóa khớp xảy ra có thể do các nguyên nhân dưới đây:

  • Quá trình lão hóa tự nhiên: Khi chúng ta trưởng thành, các tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo. Khi chúng ta già đi, các tế bào sụn dần dần giảm chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi colagen và mucopolysaccaride, làm cho chất lượng sụn kém dần, nhất là tính đàn hồi.
  • Bẩm sinh: Các dị dạng bẩm sinh cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh thoái hóa. Chúng làm thay đổi diện tì nén bình thường của khớp hay cột sống khiến một số khớp không chịu được áp lực, để lâu gây ra thoái hóa.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị bệnh thoái hóa khớp sớm thì những người con cháu sau này cũng sẽ dễ dàng mắc bệnh nếu không có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt phù hợp.
  • Các biến dạng thứ phát: Có các tổn thương do các bệnh lý xương khớp khác, các chấn thương do tai nạn, nghề nghiệp, làm thay đổi mối tương quan, hình thái của khớp và cột sống...
  • Béo phí hay sự tăng cân quá nhanh: Điều này sẽ làm tăng áp lực lên xương khớp, lâu dần làm xương khớp bị đè nén, biến dạng.
  • Nội tiết: Thiếu hormon ở nữ chính là một trong những yếu tố gây nên tình trạng thoái hóa khớp. Không chỉ có vậy, các hiện tượng như rối loạn hormon trong thời kì mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết... cũng góp phần làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp

Điều trị thoái hóa khớp bằng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp như tiêm thuốc, phẫu thuật. Tuy nhiên phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu mà bệnh viện Vinmec đang áp dụng đã được chứng minh là an toàn nhất, nhanh chóng chấm dứt cơn đau và có tác dụng lâu dài.

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là gì?

PRP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Platelet Rich Plasma”: Huyết tương giàu tiểu cầu.. Trong máu bình thường có huyết tương (plasma) và các tế bào máu là hồng cầu (93%) bạch cầu, (1%) tiểu cầu (6%). Máu sau khi được chiết xuất ly tâm sẽ loại bỏ phần lớn hồng cầu, bạch cầu sẽ còn lạị tiểu cầu với tỷ lệ nhiều gấp 2 đến 7 lần tỷ lệ trong máu bình thường.Tiểu cầu được làm vỡ sẽ giải phóng ra nhiều yếu tố dinh dưỡng, tăng trưởng có vai trò quan trọng trong việc tái tạo, làm lành tổ chức, điều hòa sản xuất collagen, kích thích tăng trưởng nguyên bào sợi và các dạng tế bào gốc khác nhau của nguyên bào sợi. PRP kích thích tế bào biểu mô, tạo chất nền, phân chia tế bào và tái tạo tế bào máu, cũng như kích thích phát triển mạch máu. Từ đó làm tái sinh các mô bị hư hại, giúp cho tế bào trở nên khỏe mạnh hơn. Đối với các tổn thương cơ xương khớp, PRP có tác dụng kháng viêm, chấm dứt cơn đau nhanh chóng, tăng khả năng vận động cho cơ và khớp.

Tiêm PRP được chỉ định cho các bệnh xương khớp nào?

Dưới đây là các bệnh thường có chỉ định điều trị bằng tiêm PRP:

  • Bệnh lý chóp xoay (viêm, rách chóp xoay)
  • Viêm điểm bám gân tại vùng khuỷu, vùng cổ tay, gối
  • Viêm cân gan chân
  • Viêm gân hoặc các bệnh lý về gân khác
  • Chấn thương sụn chêm và dây chằng
  • Thoái hóa khớp

Tùy vào tình trạng lâm sàng của người bệnh và khả năng phục hồi của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tiêm PRP 2 -3 lần.So với các phương pháp điều trị truyền thống là sử dụng thuốc, trường hợp nặng có chỉ định phẫu thuật (nội soi hoặc mổ mở), PRP được đánh giá cao về sự an toàn do sử dụng máu được lấy từ cơ thể người bệnh, giúp chấm dứt cơn đau nhanh chóng tới 80-90%. Cộng thêm quá trình điều trị nhẹ nhàng, chi phí hợp lý đã khiến PRP đang ngày càng được áp dụng rộng rãi.

Go Top
Hotline tư vấn miễn phí: 0913 549 954
0913549954